heo quy định mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng (Viettel, Vinaphone, Mobifone...), thuê bao di động có thể bị khóa sim hoặc thu hồi số điện thoại trong các trường hợp dưới đây.
Theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobifone, từ nay đến trước 1/8/2025, sẽ có 5 trường hợp mà số điện thoại chính chủ vẫn bị khóa SIM hoặc thu hồi số.
1. Sim không chuẩn hóa thông tin (không chính chủ)
– Tất cả những trường hợp khách hàng không đăng ký/khai báo thông tin cá nhân** theo quy định (thường áp dụng với sim bán trước đây).
– Trường hợp thông tin đăng ký không trùng khớp với CMND/CCCD (ví dụ: dùng giấy tờ giả, mượn người khác đăng ký).
– Những trường hợp khách hàng không bổ sung thông tin khi được yêu cầu của nhà mạng viên thông (theo đợt rà soát của nhà mạng).
Những trường hợp này thì Sim bị khóa 1 chiều (nghe, nhận tin nhắn nhưng không gọi được). Nhưng nếu khách hàng không bổ sung thông tin trong 15 ngày, sim bị khóa 2 chiều và thu hồi số điện thoại vĩnh viễn.
Ảnh minh họa
2. Sim không sử dụng trong thời gian dài
– Những trường hợp thuê bao không phát sinh cuộc gọi/nhắn tin/data trong thời gian 09 tháng liên tục (với sim trả trước) hoặc 12 tháng với những (sim trả sau).
– Tất cả những trường hợp khách hàng không nạp tiền duy trì số (với sim trả trước).
Như vậy, tất cả những trường hợp hợp trên Sim bị khóa tạm thời, sau 30 ngày bị thu hồi số.
3. Sim bị nghi ngờ vi phạm pháp luật
– Những trường hợp Spam tin nhắn/quảng cáo trái phép.
– Những trường hợp Sim lừa đảo, gọi rác, đe dọa người khác.
– Những trường hợp sử dụng số điện thoại để thực hiện hành vi phạm tội (theo yêu cầu của cơ quan công an).
Những trường hợp này, Sim sẽ bị khóa ngay lập tức, thu hồi số và không được hoàn trả.
-Cá nhân: Đăng ký quá 10 sim/nhà mạng hoặc 18 sim toàn mạng.
– Doanh nghiệp: Đăng ký không đúng mục đích kinh doanh.
Trường hợp này, theo quy định các sim vượt quá bị khóa và thu hồi số điện thoại.
5. Thu hồi số theo yêu cầu chủ thuê bao
– Chủ SIM tự nguyện trả lại số điện thoại cho nhà mạng (ví dụ: số đẹp không dùng nữa).
– Số điện thoại bị mất, không thể khôi phục.
Ảnh minh họa
Làm gì khi SIM của bạn đột nhiên bị khóa?
Với SIM chưa chuẩn hóa thông tin: Khách hàng cần mang theo CCCD hoặc căn cước công dân đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, sau đó SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa.
Với SIM ngừng hoạt động: Khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1800xxxx (tùy thuộc vào nhà mạng) để yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).
Lưu ý:
– Số điện thoại bị thu hồi sẽ được tái sử dụng sau 6 tháng.
– Sim trả sau bị khóa vẫn phải thanh toán cước phí đến khi hủy hợp đồng.
– Người dùng có thể kiểm tra SIM của mình đã chính xác và đầy đủ hay chưa bằng cách soạn nội dung tin nhắn như sau: “TTTB Sogiayto” gửi 1414 (Số giấy tờ là số CCCD đã đăng ký thuê bao).
Nếu thông tin chưa đầy đủ và chính xác, người dùng cần nhanh chóng có sử điều chỉnh. Nếu không tiện đến các cửa hàng thì một số nhà mạng hiện nay đã cung cấp tùy chọn cập nhật thông tin thuê bao trực tuyến.
Xem thêm: 3 trường hợp đã đăng ký chính chủ nhưng vẫn bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại
Có 3 trường hợp dù đã đăng ký chính chủ nhưng vẫn có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại đó là: Không sử dụng SIM trong thời gian dài, người dùng không cập nhật thông tin theo yêu cầu nhà mạng, không đăng ký thông tin cá nhân chính xác.

1. Không sử dụng SIM trong thời gian dài
Theo quy định của các nhà mạng, nếu thuê bao không phát sinh bất kỳ giao dịch nào như nghe, gọi, nhắn tin, hoặc nạp tiền trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 60 đến 90 ngày), hệ thống sẽ tự động khóa một chiều. Sau đó, nếu tiếp tục không sử dụng, thuê bao sẽ bị khóa hai chiều và cuối cùng bị thu hồi số về kho để tái sử dụng.
Người dùng cần:
-
Định kỳ thực hiện ít nhất một giao dịch (gọi, nhắn tin, nạp tiền) để duy trì hoạt động của SIM.
-
Kiểm tra thời gian sử dụng của SIM qua ứng dụng hoặc tổng đài nhà mạng.
2. Không cập nhật thông tin cá nhân khi có yêu cầu
Các nhà mạng thường xuyên rà soát và yêu cầu người dùng cập nhật thông tin thuê bao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nếu thuê bao không cập nhật hoặc cung cấp thông tin không chính xác, nhà mạng có quyền khóa SIM và thu hồi số điện thoại.
Người dùng cần:
-
Kiểm tra và cập nhật thông tin thuê bao trên ứng dụng của nhà mạng hoặc trực tiếp tại cửa hàng giao dịch.
-
Đảm bảo thông tin cá nhân, đặc biệt là số CMND/CCCD và ảnh chân dung, khớp với dữ liệu đăng ký.
3. Vi phạm các quy định của nhà mạng hoặc bị báo cáo lạm dụng
Một số thuê bao dù đã đăng ký chính chủ nhưng vẫn bị khóa SIM nếu vi phạm các điều khoản sử dụng như:
-
Gửi tin nhắn rác, thực hiện cuộc gọi lừa đảo, quấy rối người khác.
-
Sử dụng số điện thoại vào mục đích vi phạm pháp luật.
-
Bị nhiều người dùng báo cáo là số điện thoại spam hoặc lừa đảo.
Người dùng cần:
-
Sử dụng SIM đúng mục đích, tránh gửi tin nhắn hàng loạt hoặc thực hiện các cuộc gọi đáng ngờ.
-
Không chia sẻ số điện thoại trên các trang web không đáng tin cậy để tránh bị lợi dụng.
Việc đăng ký chính chủ không đồng nghĩa với việc có thể sử dụng SIM vĩnh viễn nếu không tuân thủ các quy định của nhà mạng. Để tránh bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại, người dùng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng thuê bao, thực hiện giao dịch tối thiểu và tuân thủ các điều khoản sử dụng dịch vụ. Nếu gặp phải tình trạng bị khóa SIM, hãy liên hệ ngay với tổng đài của nhà mạng để được hỗ trợ kịp thời.